Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ, để phần mềm tính chênh lệch tỷ giá các bạn sẽ thực hiện các thao tác sau:
I. Khai báo chung
Bước 1: Khai báo phương pháp tính chênh lệch tỷ giá:
1.1. Hệ thống, chọn Khai báo tham số hệ thống
1.2. Phần I , chọn Tính chênh lệch tỷ giá , chọn Thực tế đích danh
![]()
Bước 2: Khai báo các chứng từ thanh toán để theo dõi nhiều loại tiền ( Báo có, báo nợ, phiếu thu, phiếu chi, phiếu kế toán)
2.1. Hệ thống, chọn Khai báo tham số chứng từ
2.2. Đến báo có (báo nợ, phiếu thu, phiếu chi, phiếu kế toán) bấm F3, Đến ô theo dõi nhiều loại tiền, chọn Có
![]()
Bước 3: Khai báo tỷ giá
Danh mục đến Danh mục tiền tệ, bấm F2
![]()
Mã tiền tệ: Mã khai báo cho đồng ngoại tệ đó
Tên tiền tệ: Tên của đồng ngoại tệ đó
Ngày tỷ giá: Ngày áp dụng tỷ giá đó
Tỷ giá: tỷ giá của đồng ngoại tệ với đồng tiền hạch toán
Loại tỷ giá:
0 - Nhân: Nếu đồng tiền ngoại tệ lớn hơn đồng tiền hạch toán
1 - Chia: Nếu đồng tiền ngoại tệ nhỏ hơn đồng tiền hạch toán.
II. Chi tiết cách nhập liệu:
Bước 1: Nhập liệu trên Phần mềm
Note: Khi xuất tiền ngoại tệ đi thanh toán, muốn phần mềm nhảy tỷ giá ghi sổ của các tài khoản tiền thì luôn vào chứng từ ghi có tài khoản tiền
Bước 2: Kiểm tra tích chọn thanh toán
Trên thanh công cụ chọn
hoặc bấm tổ hợp phím shift + f2
Chú ý: Một số lỗi khi không hiện danh sách chứng từ liên quan cần được tích trọn thì kiểm tra lại các thông tin giữa chứng từ tích chọn và chứng từ được tích chọn phải có tương ứng các mã sau:
Mã bộ phận,
Mã hợp đồng,
Mã tài khoản công nợ,
Mã tiền tệ so với chứng từ muốn tích chọn
Ví dụ chứng từ báo nợ tích chọn thanh toán cho phiếu nhập mua hàng.
![]()
Trên chứng từ phiếu nhập mua hàng , nếu các ô bộ phận, hợp đồng có điền thông tin thì trên phiếu báo nợ sẽ phải có đầy đủ thông tin về bộ phận, hợp đồng.
Nếu mã đồng tiền phát sinh công nợ trên phiếu nhập mua hàng để ngoại tệ thì trên chứng từ báo nợ mã đồng tiền phát sinh công nợ đó cũng phải để ngoại tệ.
Một số nghiệp vụ ngoại tệ liên quan đến Phải trả người bán:
Cách ghi tỷ giá chung liên quan đến tài khoản 331- Phải trả người bán:
![]()
Các nghiệp vụ liên quan:
1. Mua hàng thanh toán sau:
Nhập liệu trên phần mềm:
Mua hàng:
Kế toán vật tư hàng hóa -->Phiếu nhập mua --> F2 --> Ô tiền tệ để USD, tỷ giá là tỷ giá thực tế ngày phát sinh --> Enter
![]()
Chú ý: khi nhập hoặc nhập lại tỷ giá bắt buộc bấm enter để qua ô tiền tệ, không dùng chuột để qua ô.
Ô mã nhập xuất để là mã mua hàng công nợ nước ngoài, ô đơn giá để đơn giá USD
Chú ý: Mã nhập xuất mua hàng công nợ nước ngoài để dạng nhập khẩu là C- Hàng nhập khẩu. Khi đó, định khoản thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ lấy từ cặp tài khoản nợ/có VAT hàng nhập khẩu trong mã nhập xuất mua hàng công nợ nước ngoài.
![]()
Trên phần mềm đang để TK nợ VAT nhập khẩu là TK 1388. Thực tế khi phát sinh nghiệp vụ nộp thuế cho hải quan mới ghi vào TK 1331.
Trường hợp có chi phí liên quan
+ Chi phí cùng nhà cung cấp hàng hóa và cùng ngày với hóa đơn mua hàng thì sẽ nhập cùng trên phiếu nhập mua
+ Chi phí khác nhà cung cấp hoặc khác ngày hóa đơn mua hàng hoặc khác cả 2 thì sẽ nhập trên phiếu chi phí mua hàng.( Có thể khai báo thuế GTGT cho nghiệp vụ chi phí mua hàng trên phiếu chi phí mua hàng)
Trường hợp các bạn muốn xem phần mềm tính ra giá trị VNĐ là bao nhiêu các bạn có thể bấm chuột vào Sửa giá trị VND
Nếu giá trị phần mềm tính so với giá trị thực tế có sai số do làm tròn, nếu muốn sửa theo đúng giá trị thực tế, các bạn bấm chuột vào ô Sửa giá trị VND và gõ giá trị đúng vào ô giá trị mới và bấm phân bổ để phần mềm chia đều giá trị thay đổi cho các mặt hàng.
![]()
Khi đã nhập liệu xong thì các bạn đặt chuột ở ô tên vật tư và bấm F4 để xem định khoản:
Nghiệp vụ 1: Mua hàng:
Nợ TK 156
Nợ TK 1331
Có TK 331 : Tỷ giá thực tế hôm phát sinh
Ghi nhận GTGT hàng nhập khẩu:
Nợ 1331
Có 33312
Thanh toán: khi phát sinh nghiệp vụ thanh toán liên qua đến ngoại tệ:
Kế toán tiền mặt tiền gửi --> Phiếu chi/ Báo nợ --> F2 --> Ô tiền tệ để USD, tỷ giá là tỷ giá xuất quỹ
Nợ TK 331 : Tỷ giá xuất quỹ
Có TK 111/112 : Tỷ giá xuất quỹ
Nếu nhìn vào nghiệp vụ trên chúng ta sẽ không thấy chênh lệch tỷ giá ở đây.
Để kiểm tra phiếu thanh toán thanh toán cho chứng từ nào, chúng ta sẽ vào tích chọn thanh toán theo hóa đơn.
Chú ý: phần mềm sẽ tự động tích chọn thanh toán cho đối tượng công nợ đó theo thứ tự thời gian phát sinh công nợ. Muốn tích thanh toán cho nghiệp vụ phát sinh công nợ nào thì bỏ tích các ô đã được chọn và thực hiện tích lại.
Xem định khoản chênh lệch thì sẽ vào sổ nhật ký chung để xem.
2. Mua hàng có trả trước tiền hàng
Nhập liệu trên phần mềm:
Nghiệp vụ 1: Trả trước
Kế toán tiền mặt tiền gửi --> Phiếu chi/ Báo nợ --> F2 -->Ô tiền tệ để USD, tỷ giá là tỷ giá xuất quỹ
Nợ TK 331 : Tỷ giá xuất quỹ (20.500đ) – Đơn giá A USD
Có TK 111/112 : Tỷ giá xuất quỹ
=> Không có chênh lệch tỷ giá
Nghiệp vụ 2: Mua hàng
Kế toán vật tư hàng hóa --> Phiếu nhập mua --> F2 --> Ô tiền tệ để USD, tỷ giá là tỷ giá thực tế ngày phát sinh --> Enter
Ô mã nhập xuất để là mã mua hàng công nợ nước ngoài, ô đơn giá để đơn giá USD
Sau khi nhập liệu xong, bấm nút tích chọn thanh toán theo hóa đơn để chi tiết phiếu nhập mua này đã được thanh toán bởi phiêu chi/ báo nợ thanh toán trước tiền hàng, sau đó lưu lại.
Để xem phần mềm đã tính công nợ theo đúng phần thanh toán trước chưa thì chúng ta vào sổ nhật ký chung để kiểm tra.
Nợ TK 156
Nợ TK 1331
Có TK 331 (21.000đ)- Đơn giá B USD
Sau khi được tích chọn nghiệp vụ trả trước đã phát sinh, giá trị công nợ được xác định như sau:
Nếu B<A Thì giá trị có TK 331 sẽ bằng: B*20.500đ
Nếu B>A Thì giá trị có TK 331 sẽ bằng: A*20.500đ+(B-A)*21.000đ
=> Không có chênh lệch tỷ giá
Giá trị vật tư được xác định bằng giá trị công nợ trừ giá trị thuế GTGT
Nếu B<A Thì giá trị có TK 156 sẽ bằng: B*20.500đ-0,1B*21.000đ
Nếu B>A Thì giá trị có TK 156 sẽ bằng: A*20.500đ+(B-A)*21.000đ-0,1B*21.000đ
Chú ý: Phần thuế GTGT hàng nhập khẩu sẽ lấy theo tỷ giá hôm phát sinh
CHÚC CÁC BẠN THỰC HIỆN THÀNH CÔNG!